Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Bổ sung canxi cho sản phụ như nào

Xương và răng là bộ phân trong cơ thể và canxi là thành phần không thể thiếu đối với chúng, việc bà bầu bổ sung canxi như thế nào hợp lý thì cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
>>>Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Canxi có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Đây là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm...

Nếu thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương. Còn với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai nhi. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.

Ngoài ra, bà bầu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ”. Đối với thai, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...

Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được. Một số thức ăn chứa nhiều canxi hơn cả như: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)...

Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Ở phụ nữ mang thai, việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
>>>Viên tảo biển nhật bản
Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Thuốc chứa canxi có loại chỉ chứa muối canxi đơn thuần như viên biocalcium chứa Ca lactate; calcium sandoz 500mg, mỗi viên có Ca carbonate. Có loại phối hợp với các vitamin D, C, A như viên calcivita chứa Ca carbonate, Ca phosphate, vitamin A (2.500 đơn vị) và vitamin D (400 đơn vị). Viên Ca C 1.000 sandoz ngoài Ca gluconolactate còn có 1.000mg vitamin C; loại sirô calcinol, ngoài các muối Ca lactobionate, Ca gluconate còn có vitamin A (2.500 đơn vị), vitamin D3 (200 đơn vị), vitamin C (40mg), vitamin B12 (2,5mcg) và muối sắt (tương đương 5mg sắt).

Trường hợp phụ nữ có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri (như viên calcium sandoz 500mg, viên Ca C 1.000 sandoz có chứa mỗi viên 275mg natri).

Trường hợp phụ nữ có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó (như viên Ca C 1.000 sandoz có lượng đường tương đương 2,27g mỗi viên). Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà bầu.

Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ.

Nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bởi vì mỗi lần uống, cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.

Một số lưu ý khi bổ sung canxi
Thai phụ tuyệt đối không được dùng quá liều. Mặc dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai (trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi là 800mg mỗi ngày, 3 tháng giữa là 100mg và 3 tháng cuối lên tới 1500mg do xương của thai nhi phát triển nên đòi hỏi nhu cầu canxi tăng) nhưng thai phụ không được lạm dụng bổ sung canxi.

Chọn loại không chứa chì. Có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai. Vì thế, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề này.

Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà (cả trà thảo dược), dâu tây, nước ép hoa quả... vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Bà bầu có thể uống ngay từ đầu thai kỳ, vì người Việt Nam đa số đã có dự trữ canxi của cơ thể thấp. Canxi dư thừa có thể thải dễ dàng qua đường tiêu hoá, chỉ trên một số người đặc biệt mới ứ đọng canxi gây sỏi thận.
Xem thêm tin tức mỗi ngày tại: http://greenchlolina.blogspot.com/
Khi bổ sung canxi, cũng như bổ sung sắt trong thai kỳ, cần lưu ý phải bổ sung thường xuyên và kéo dài trong suốt thai kỳ, nếu có điều kiện ngay cả một tháng sau sinh, và trong thời kỳ sáu tháng cho con bú.
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Bà bầu tăng bao nhiêu cân thì hợp lý

Mang thai em bé rất vất vả, tốn nhiều năng lượng và các dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhu vì thế chế độ dinh dưỡng tăng cân như thế nào cho hợp lý cũng là vấn đề đau đầu của không ít bà mẹ.
>>>Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Thai phụ có cân nặng bình thường nên tăng từ 10 đến 12 kg, phân bố đều trong suốt thai kỳ.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, sức khỏe và trọng lượng trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến việc mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Đặc biệt, từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 700 g trọng lượng mỗi tháng, vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó là lý do bà mẹ mang thai cần rất nhiều năng lượng kể cả ở những phụ nữ thừa cân.

Người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ sức khỏe và khó khăn trong quá trình phát triển. Do vậy để có một đứa con khỏe mạnh thì trong thai kỳ mẹ cần tăng cân đầy đủ, tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe hiện có của mỗi người mà có mức tăng cân khác nhau.

Người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 10-12 kg, đều đặn trong suốt thai kỳ qua các giai đoạn như sau:
Các giai đoạn thai kỳCân nặng thai phụ cần tăng (kg)
Ba tháng đầu1-2
Ba tháng giữa4-5
Ba tháng cuối5-6
>>>Viên tảo biển nhật bản bổ sung dinh dưỡng tuyệt đối cho bà bầu
Lưu ý: Phụ nữ béo phì trước mang thai chỉ nên tăng khoảng 6-8 kg trong suốt thai kỳ. Mẹ suy dinh dưỡng trước đó, cần tăng khoảng 15 kg, tối đa 18 kg. Trường hợp song thai cần tăng 16-20 kg.

Nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8 kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5 kg mỗi tuần.

Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng estrogen bắt đầu tăng, hormone này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn. Từ đó làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn "lạ" như đất, vữa tường, quả chua, đồ ngọt... Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên cần hạn chế.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, sự tăng cân cần phân bố cho mẹ, thai nhi và các phần phụ của thai như sau:
Phân bố tăng cânCân nặng (g)
Trẻ3.000
Nhau thai500-900
Dịch ối900
Sự phì đại tuyến vú500
Tử cung900
Thể tích máu được gia tăng1.400
Mỡ cơ thể2.300
Mô và dịch cơ thể tăng1.800-3.200
Xem thêm tin tức mỗi ngày tại: http://greenchlolina.blogspot.com/
Theo Thi Trân (Vnexpress)

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Cả mẹ lẫn con đều bị nguy hiểm nếu ăn mỳ chín thường xuyên

Thái hóa sự phát triển của thai nhi, ở mẹ bầu sẽ gây đau ngực, tăng huyết áp, khó ngở, ngưng tim nhẹ, bệnh hen suyễn, bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường và dị ứng ở bà bầu và thai nhi, béo phì... là những gì mà mỳ chính đem lại.
Cả mẹ lẫn con đều bị nguy hiểm nếu ăn mỳ chín thường xuyên
>>>Che do dinh duong cho ba bau 3 thang dau
Bột ngọt (mì chính) là muối của axit amin glutamine, thành phần tự nhiên của nhiều loại thực phẩm. Ảnh hưởng của bột ngọt đến thai kỳ đã được nhắc đến gần đây do người sử dụng và các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này xác nhận. Nó có thể gây ra các dị ứng hoặc nhiều vấn đề sức khỏe ở mức độ khác nhau, với liều lượng cao hơn quy định, bột ngọt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cùng nguồn dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi.

Ảnh hưởng đến não của thai nhi
Mì chính là muối của axit glutamic, một chất có vai trò trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu mẹ bầu ăn nhiều mỳ chính, lượng dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động não của thai nhi, làm thoái hóa sự phát triển não của thai nhi, thậm chí hủy diệt tất cả các thụ thể những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não.

Các vấn đề về tim mạch
Mẹ bầu ăn mỳ chính thường xuyên có thể gây đau ngực nặng, tăng huyết áp, tim đập nhanh có liên quan gián tiếp tới sức khoẻ tim mạch khi có bầu. Nguy hại hơn, nó còn gây chứng khó thở, ngưng tim nhẹ.
Cả mẹ lẫn con đều bị nguy hiểm nếu ăn mỳ chín thường xuyên
>>>Viên tảo biển nhật bản bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho bà bầu mang thai
Ảnh hưởng bất lợi lên hệ thần kinh
Mỳ chính chứa MSG là thành phần kích thích mạnh lên hệ thần kinh. Bà bầu ăn mỳ chính liên tục sẽ gây kích thích quá mức tới hệ thần kinh. Hậu quả là làm mất cân bằng chỉ đạo của hệ thần kinh đến các bộ phận khác của cơ thể.

Làm nặng hơn những căn bệnh mạn tính
Ngoài các ảnh hưởng xấu của bột ngọt đến sự phát triển thai nhi, sức khỏe tim, bột ngọt còn có thể gây ra các căn bệnh mạn tính trầm trọng và đau đớn như bệnh hen suyễn, bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường và dị ứng ở bà bầu và thai nhi.

Béo phì
Mỳ chính có tính gây nghiện tự nhiên nếu ăn thường xuyên và trong thời gian dài. Các chất có trong mỳ chính sẽ ảnh hưởng lên tuyến tuỵ, kích thích cảm giác đói và khát. Hậu quả là bà bầu dễ bị thừa cân, béo phì.

Tác dụng phụ khác
Ngoài ra những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được hàm lượng MSG có trong mỳ chính tác dụng với chất kẽm trong máu, rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ăn nhiều mì chính làm tiêu hao lượng lớn kẽm trong cơ thể, khiến bà bầu bị thiếu kẽm. Mà kẽm lại là chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn mỳ chính ở mức vừa phải, không nên ăn nhiều để tránh những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và bé.
Xem thêm tin tức mỗi ngày tại: http://greenchlolina.blogspot.com
Nhung Cẩm vietq (T/h)
Thông tin liên hệ tư vấn và mua hàng Viên tảo biển nhật: 0919946685

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Cảnh báo BPA trong chai nhựa làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu

Việc uống nước lọc hằng ngày rất cần thiết cho cơ thể, giúp giữ ẩm cơ thể từ bên trong. Nhưng hãy uống nước đun sôi chứ không dùng nước uống đóng chai sản xuất bên ngoài vì chúng chứa chất BPA,Bisphenol A, gây sảy thai.
bpa gay say thai o ba bau

>>>Viên tảo biển nhật bản hổ trợ bổ sung dinh dưỡng tối đa cho sản phụ!!!

Nước đóng chai có chất độc?

Việc uống nhiều nước hơn và bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ là rất cần thiết. Nước giúp “giữ ẩm” cơ thể từ bên trong và hỗ trợ phát triển tốt nhất cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần uống nước thường xuyên. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ bầu băn khoăn khi chọn nguồn nước an toàn và hợp vệ sinh.

Nhiều mẹ nghĩ rằng, nước được đóng chai nhựa là cực kỳ an toàn nhưng họ không hề biết rằng, một hợp chất hữu cơ độc hại có tên BPA luôn có mặt trong những chai nhựa. Tiếp xúc với BPA trong giai đoạn mang thai có thể dẫn tới nhiều biến chứng về sức khoẻ, gồm sảy thai.

Tác hại của BPA

Các hợp chất hữu cơ BPA, ở trong hầu hết các chai nước bằng nhựa có thể gây hại cho cả mẹ và em bé trong bụng. Các chai nhựa còn có thể chứa chất Bisphenol A, một hợp chất tổng hợp có nguồn gốc từ carbon, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. BPA có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mang thai, nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, dẫn đến tăng nguy cơ sinh non. Hơn thế, BPA ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng trong tử cung của thai nhi, làm tăng nguy cơ người mẹ bị bệnh tiểu đường loại 2 và nguy cơ tiền sản giật.
dinh-duong-cho-ba-bau-1
>>>Che do dinh duong cho ba bau 3 thang dau
Nghiên cứu động vật ban đầu cũng cho thấy, tiếp xúc với BPA trong thời gian mang thai có thể làm mất đến 70-100% kỳ tiếp hợp (trong phân chia tế bào) thần kinh ở cột sống và vùng hippocmpus của bộ não, do ngăn cản estrogen và androgen hoạt động bình thường. Suy giảm nhận thức, trầm cảm, và tâm thần phân liệt là một số biến chứng do tổn thương các khớp thần kinh gây nên.

Nên làm gì để hạn chế nguy cơ sảy thai?

Nên tránh hâm thực phẩm trong vật đựng bằng nhựa, nhiệt độ cao sẽ làm các hoá chất thoát ra ngoài và hoà vào thức ăn và hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai. Không dùng nước đóng chai để dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì nhiệt độ nắng gay gắt cũng khiến BPA thoát ra ngoài. Nên mua các sản phẩm nhựa có đặc tính chịu lực trường cao để dùng.

Ngoài ra, nước đóng chai trên thị trường sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược, tiệt trùng bằng Ozone và tia UV hoặc trao đổi ion nên sẽ lọc hết các khoáng chất. Vì thế, nếu lạm dụng nước đóng chai sẽ gây nguy cơ thiếu các khoáng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.

Với các mẹ bầu, loại nước đun sôi để nguội là tốt nhất cho cơ thể. Đặc biệt với trẻ nhỏ, nước đun sôi để nguội sẽ giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thu, tăng lượng hồng cầu của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nước đun sôi không có đường, không có hương liệu hay chất tạo màu nên an toàn cho cơ thể.
Xem thêm tin tức cho mẹ mỗi ngày tại: http://greenchlolina.blogspot.com/
Nhung Cẩm (T/h)

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Lịch tiêm phòng uốn ván cho các mẹ mang thai

Để con sinh ta được khỏe mạnh, bà mẹ nào cũng phải tiêm phòng uốn ván để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tổng cộng số lần tiêm là 5 lần...
Lịch tiêm phòng uốn ván cho các mẹ mang thai
>>>Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.

Vì thế, phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
vien tao bien nhat
>>>Vien tao bien nhat ban hỗ trợ tối ưu cho sức khỏe sản phụ mang thai
Dưới đây là quy định tiêm phòng cụ thể các bà bầu cần bổ sung vào kiến thức mang thai:
- Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
- Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
>>>Cửa hàng trực tuyến Kotobuki chuyện bán các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng bà bầu.

Lưu ý:

Vacxin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, tiêm bắp thịt mỗi liều 0, 5 ml. Các bà bầu nên nhớ, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Nhưng tốt nhất bạn nên tiêm phòng tại trạm y tế phường nơi bạn đang cư trú vì ở đó họ quản lý mũi tiêm của phụ nữ có thai cũng như quá trình tiêm chủng cho con bạn sau khi sinh.
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Có thai đừng uống nước ngọt nhiều vì rất có hại cho cơ thể và thai nhi

Sảy thai sinh non, cản trở hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cân, huyết áp cao, ợ chua nhiều, dị tật thai nhi là các bệnh nếu các mẹ lạm dụng nhiều nước ngọt.
Không được xếp vào danh sách những thực phẩm cấm kỵ, tuy nhiên, việc sử dụng các loại nước ngọt khi mang thai cũng gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu.
ba-bau-mang-thai1
>>> Che do dinh duong cho ba bau 3 thang dau
Các loại nước ngọt đều chứa caffein, không phải lựa chọn an toàn cho bào thai vì có thể dẫn tới sinh non và các vấn đề khác. Mẹ bầu nên hạn chế lượng nước ngọt trong thời kỳ mang thai để giúp duy trì sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Nguy cơ sảy thai, sinh non
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của Hiệp hội mang thai Mỹ, việc tiêu thụ quá 200 mg caffein trong nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ bầu lên gấp 2 lần, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, caffein còn có thể làm mẹ bầu mất ngủ, cũng như lấy đi lượng canxi tích luỹ trong cơ thể, dẫn tới thiếu canxi để xây dựng xương và răng cho bé.

Cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng
Là thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng, nước ngọt có ga hầu như không cung cấp cho cơ thể mẹ bầu bất kỳ một dưỡng chất nào. Caffein có trong nước ngọt có ga là nguyên nhân hạn chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe mẹ bầu, do trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường.
ba-bau-mang-thai2
>>> Viên tảo biển nhật bản
Ảnh hưởng cân nặng của mẹ
Với hàm lượng đường khá cao, nước ngọt là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm mức cân nặng của mẹ bầu tăng dần đều trong thai kỳ. Tăng cân khi mang thai đồng nghĩa với nguy cơ sinh mổ sẽ cao hơn, và khả năng phải đối mặt với những biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp… cũng cao hơn.

Làm tăng chứng ợ chua
Dùng đồ uống có ga trong một thời gian có thể gây ợ chua cho mẹ bầu hoặc làm ợ chua tồi tệ hơn. Nghiên cứu cho biết, đặc biệt trong 3 tháng cuối, chất caffein trong nước ngọt sẽ khiến chứng ợ chua tồi tệ hơn.

Nguy cơ dị tật thai nhi
Sự có mặt của chất saccharin ở một số loại nước ngọt sẽ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, aspartame hoặc sucralose không có hại nếu mẹ  bầu tiêu thụ lượng ít. Theo ý kiến của các chuyên gia, uống nước ngọt khi mang thai sẽ không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu nếu sử dụng liều lượng hợp lý. Để không tiêu thụ quá 200 mg caffein mỗi ngày, mẹ bầu nên thận trọng khi uống nước ngọt và một số loại thức uống khác như trà, cà phê.
Xem thêm 1 số sản phẩm Thực phẩm chức năng nhật bản bổ sung dinh dưỡng cho các bà mẹ
Nhung Cẩm (T/h)

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Bà bầu nên chú ý 4 tác hại của trà xanh

Mặc dù uống trà xanh rất tốt cho cơ thể nhưng đối với bà bầu thì nên hạn chế. Việc Sảy thai, trao đổi chất nhanh hơn bình thường, hấp thụ chất sắt khó khăn, cản trở hấp thụ axit folic.
( giúp ngăn ngừa khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi ) sẽ làm cho các mẹ suy nghĩ lại nếu uống quá 2 ly 1 ngày
Bà bầu nên chú ý 4 tác hại của trà xanh
>>> Che do dinh duong cho ba bau 3 thang dau
1. Cản trở sự hấp thụ axit folic
Theo The Health Site, axit folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine, chất có trong trà xanh, sẽ ngăn cản sự hấp thụ axit folic, tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu thiếu axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị vô sọ, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch...

2. Làm cho việc hấp thụ sắt khó khăn hơn
Ngoài trà xanh, nhiều loại trà thảo dược khác nếu uống quá nhiều sẽ cản trở sự hấp thụ sắt bởi các tế bào máu và làm cho quá trình này trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hemoglobin, một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể.
vien tao bien nhat ban chlolina
>>> Viên tảo biển nhật bản dinh dưỡng cho bà bầu
Vì vậy, nếu mẹ bầu uống nhiều trà xanh trong thời gian mang thai có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mẹ và làm hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng vào thai nhi thông qua nhau thai. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Tăng quá trình trao đổi chất
Trong thời gian mang thai, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu phụ nữ uống trà xanh quá nhiều có thể làm tăng mức độ trao đổi chất nhiều hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của bà bầu, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
vien tao bien nhat ban chlolina1
>>> Gia tao bien nhat ban thực phẩm bổ sung cho bà bầu
4. Tăng nguy cơ sảy thai
Nếu muốn uống trà xanh trong khi mang thai, bạn phải thận trọng và hạn chế tiêu thụ dưới hai ly mỗi ngày. Bởi một ly trà xanh chứa khoảng 200 mg caffein, nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Theo Phương Mai Zing